Xuân Phương Cons | Nguyên nhân, cách xử lý nền nhà bị phồng rộp
Trang chủ / KIẾN THỨC XÂY DỰNG / Nguyên nhân, cách xử lý nền nhà bị phồng rộp
[SHOPEE]-giảm 10% tối đa 10K cho đơn hàng hợp lệ từ 50K trên ứng dụng Shopee

Nguyên nhân, cách xử lý nền nhà bị phồng rộp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nền nhà bị phồng rộp, cũng có thể do khậu nhiệt đới ẩm của nước ta, nền nhà bị tác động mạnh bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, điều này dẫn tới sự co giãn của các loại vật liệu công trình không đồng đều, vì vậy nền nhà hay bị phồng hoặc vỡ.

Nguyên nhân nền nhà bị phồng rộp

Qua thời gian sử dụng, nền nhà bị lún không đều.

Gạch lát nền giãn nở vì nhiệt không đều theo năm tháng dẫn đến hiện tượng kích lẫn nhau và phồng lên ở giữa.

Kỹ thuật lát nền chưa chuẩn: thợ lát hay trét xi măng vào mặt dưới gạch không đều để tăng độ dính của gạch, do đó khi xi măng và gạch lát nền đều giãn nở cũng có thể xảy ra hiện tượng đó.

Vữa để cán nền quá khô dẫn đến khi tưới nước hồ dầu(nước xi măng) lên lớp vữa cán nền đó sẽ hút hết nước xi măng. Trong quá trình thi công gạch lát không ngâm nước, có ngâm nước chưa đủ no hoặc ngâm quá lâu

Hồ dầu quét dưới mặt gạch không đủ hoặc khi đổ nước hồ dầu lên nền thợ không lát luôn mà để một khoảng thời gian 20 phút – 30 phút mới lát. Lúc này lát gạch xuống vị trí đó thì độ gắn kết giữa lớp vữa và gạch không gắn được nữa hoặc gắn kết với nhau cũng chỉ là gắn kết tạm thời, khi vào sử dụng đi lại trên đó viên gạch sẽ bị bong hoặc bị vỡ ra.

Ron gạch (khoảng cách giữa các viện gạch) không đều, thậm chí là sát nhau nên sau thời gian bị giãn nỡ vì nhiệt sẽ làm gạch xô vào nhau gây nứt vỡ.
Nền nhà bị phồng rộp nguyên nhân và cách khác phục

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nền nhà biến đổi và bị phồng vỡ; cũng có thể do khậu nhiệt đới ẩm của nước ta, nền nhà bị tác động mạnh bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, điều này dẫn tới sự co giãn của các loại vật liệu công trình không đồng đều, vì vậy nền nhà hay bị phồng hoặc vỡ.

Cách khắc phục nền nhà bị phồng rộp

Phòng tránh phòng rộp nền trong quá trình thi công

Một là chú ý đến kỹ thuật lát gạch khi sử dụng vữa xi măng; Thiết kế kết cấu chịu lực chính đủ độ cứng vững; Kiểm tra chặt chẽ cả chất lượng, số lượng bê tông cùng với quy trình và thời gian đầm lèn; Để khe co dãn giữa các viên gạch thông qua các mạch vữa ngang đủ lớn; với mật độ thấp và hơi loãng (có thể chỉ là nước xi măng trào lên). Lát “vảy rồng” (bằng mảnh gạch vụn) tại những chỗ có chiều rộng nhỏ hơn viên gạch để tăng tổng chiều rộng các mạch vữa lên,…

Hai là sử dụng keo dán gạch: Keo dán gạch được xem là giải pháp lát gạch khá phổ biến và an toàn hiện nay, cách xử lí gạch bị bộp, keo dán gạch cho phép thợ xây dễ dàng điều chỉnh gạch trong một khoảng thời gian nhất định. Sử dụng bay có răng cưa để dán gạch giúp cho keo được phủ kín lên mặt sau viên gạch và do đó giảm được các sự cố liên quan đến gãy vỡ gạch ở cách góc cạnh, nước thấm xuống bên dưới gạch và gây ra tình trạng ố gạch và tình trạng nở hoa (đổ muối, vôi hóa, hoen ố). Ngoài ra lớp keo được tráng đều trên bề mặt cần ốp lát và mặt sau của gạch giúp tạo độ bám dính tốt và độ bền cao.
Nền nhà bị phồng rộp nguyên nhân và cách khác phục

Cách khắc phục nền nhà bị phồng rộp

Trường hợp 1: Sau khi nền nhà bị phồng thì viên gạch bị vỡ hoặc bong lên.

Bước 1: Xác định vị trí, độ rộng của nền gạch bị ộp.

Bước 2: Dùng máy cắt gạch cắt theo đường mạch của gạch lát giữa viên gạch ộp ; viên gạch không ộp, cắt xung quanh vị trí ộp .

Bước 3: Đục toàn bộ vị trí gạch ộp lên, đục sâu xuống nền vữa khoảng 3-5cm

Bước 4: Trộn vữa mác 50, cán nền phẳng bằng đáy của viên gạch không ộp.

Bước 5: Hòa nước vào xi măng tinh (nước hồ dầu) vừa đủ độ đặc; đổ xuống nền vữa lát gạch; lát gạch xong lau toàn bộ mặt gạch sạch tiến hành miết xi măng trắng vào mạch là xong
Nền nhà bị phồng rộp nguyên nhân và cách khác phục

Trường hợp 2: Nền nhà bị phồng rộp trong trường hợp viên gạch chưa bị vỡ; kích thước viên gạch rộng, giá trị gạch tương đối đắt có thể khắc phục bằng cách không đục ra.

Bước 1: Xác định được vị trí nền gạch bị phồng.

Bước 2: Chuẩn bị một máy khoan và mũi khoan có đường kính nhỏ nhất ( mũi khoan phi 6; phải còn mới và sắc).

Bước 3: Khoan lên nền viên gạch bị ộp, sâu khoảng 1,5cm. Dùng bơm hơi thổi hết mùi vữa gạch( có thể chọn vị trí mũi khoan vào lớp men trắng ; men mầu tối để tránh lộ ra vị trí mũi khoan)

Bước 4: Bơm hóa chất cho xuống từ vị trí lỗ khoan; lấy búa cao su gõ nhẹ trên mặt gạch sao cho hóa chất xuống hết vị trí ộp bên dưới gạch. Nếu hóa chất không xuống được hết vị trí gạch ộp; thì tiến hành khoan các mũi bên cạnh để bơm bổ xung thêm; ( hóa chất có thể dùng vữa bơm ống gen cáp dự ứng lực: AC GROUY 102P; vữa không co ngót: Sikagrout hoặc hóa chất dùng SealBoss……)

Bước 5: Sau khi bơm ; rót đầy hóa chất xuống hết vị trí ộp bên dưới gạch chờ cho vữa; hóa chất khô. Sau đó dùng xi măng trắng; xi măng mầu phù hợp với mầu gạch ở vị trí lỗ khoan để che; dấu đi vị trí mũi khoan đó.

Xem thêm

Bố trí điểm ra thực địa trên máy toàn đạc nikon

MÁY TOÀN ĐẠC NIKON BỐ TRÍ ĐIỂM RA THỰC ĐỊA

Bố trí điểm ra thực địa trên máy toàn đạc Nikon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0977.767.089

Contact Me on Zalo