Xuân Phương Cons | KỸ THUẬT THI CÔNG LỢP MÁI TÔN
Trang chủ / KIẾN THỨC XÂY DỰNG / KỸ THUẬT THI CÔNG LỢP MÁI TÔN
[SHOPEE]-giảm 10% tối đa 10K cho đơn hàng hợp lệ từ 50K trên ứng dụng Shopee

KỸ THUẬT THI CÔNG LỢP MÁI TÔN

Mái tôn là gì? Cấu tạo của mái tôn

1. Mái tôn là gì?

Mái tôn ngày càng đa dạng vễ mẫu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với những ưu điểm vượt trội của mình

Mái tôn hay còn được gọi là tôn lợp, tấm lợp đây là loại vật liệu được sử dụng cho các công trình nhằm bảo vệ công trình khỏi các tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió,…

Mái tôn có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau nên cũng có giá cả chênh lệch khác nhau. Những tiêu chuẩn để lựa chọn tấm lợp gồm có: Tính chi phí, tính thẩm mỹ và độ bền.

Từ khi xuất hiện trên thị trường, vị trí thống lĩnh của mái ngói đã không còn như trước, mái tôn làm mưa gió trong một thời gian dài và vì thế nhiều người tìm hiểu, muốn được trang bị những kiến thức về mái tôn và có nhu cầu lợp mái tôn để có thể tự tiến hành thi công. Tuy nhiên mái tôn không được ưa chuộng sử dụng cho các mẫu biệt thự vì nó không tạo nên sự sang trọng mà thiên về màu sắc tươi trẻ.

2. Cấu tạo của hệ thống mái tôn

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hệ thống mái tôn để biết hướng dẫn thi công lợp mái tôn như thế nào​Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hệ thống mái tôn để biết hướng dẫn thi công lợp mái tôn như thế nào​
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hệ thống mái tôn để biết hướng dẫn thi công lợp mái tôn như thế nào

Hệ thống khung: Đây chính phần chịu tải trọng lớn nhất của nhà xưởng gồm sắt hộp và ống sắt. Công trình có diện tích và mặt bằng lớn thì phần khung làm cũng lớn và chắc chắn theo nhất là bây giờ bão lũ ngày càng khắc nghiệt.

Hệ thống kèo và tôn lợp: Tùy vào diện tích lợp tôn mà hệ thống kèo, mái dầm sẽ lớn tương ứng. Và tùy vào mục đích sử dụng và tính chất công trình để lựa chọn chống nóng cho mái tôn với các loại tôn lợp có nhiều công năng.

Hệ thống ốc vít: Để ốc vít có độ bền cao, nên lựa chọn ốc vít được làm bằng inox mạ crome, vừa có độ cứng cao và khả năng chịu ăn mòn tốt. Hệ thống roong cao su phải khít không để cho nước mưa thấm vào. Để hệ thống chống chịu được mưa bão khi tiến hành thi công lợp mái tôn chúng tôi cũng lưu ý nên sử dụng thêm keo kết dính.

Đặc biệt khi hoàn thiện bộ khung chúng ta phải sử dụng một lớp sơn chống rỉ để ngăn cản sự tác động cả thời tiết. Vì bị rỉ nên những mẫu nhà hiện đại thường không sử dụng mái tôn mà dùng mái ngói thái. Nhưng ở thành phố với sự tiếp giáp các công trình thì người ta vẫn sử dụng mái tôn cho các nhà cao tầng.

Nâng cấp và bảo trì: để đảm bảo độ bền cho hệ thống mái tôn trước khi hoàn thành công trình chúng ta nên sơn phủ một lớp để chống rỉ hoặc chống nóng và các loại sơn chuyên nghiệp

Vì có những ưu điểm vượt trội nên nhiều người quan tâm đến thi công lợp mái tôn là điều hiển nhiên

1. Ưu điểm của mái tôn

Độ bền

Độ bền của một kim loại phụ thuộc vào thành phần và đặc điểm cấu trúc vi mô của nó. Các kim loại sử dụng để làm mái nhà thường làm làm bằng thép, thép không gỉ, nhôm, đồng và hợp kim của các kim loại khác nhau. Do đó, tấm lợp kim loại có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Bạn có thể có rất nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, mẫu mã, thiết kế và màu sắc. Tấm lợp kim loại có thể làm cho ngôi nhà của bạn có một vẻ đẹp riêng vì nó có thể thay đổi đáng kể diện mạo bên ngoài của một ngôi nhà. Trọng lượng nhẹ của tấm lợp kim loại là một lợi thế lớn. Tấm lợp kim loại nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu lợp khác, đặc biệt là so với ngói và mái bê tông, đảm bảo cho kết cấu móng hoặc không cần phải gia cố móng nhà. Bên cạnh đó, nó có thể dễ dàng vận chuyển và phù hợp trong các công trình xây dựng vì có tỷ trọng nhỏ. Cho nên việc thi công lợp mái tôn rất đơn giản, không có nhiều chi tiết quá phức tạp.

Tấm lợp kim loại cho mái nhà có thể kéo từ 20 đến 40 năm nếu biện pháp thi công mái tôn đúng kỹ thuật.

Dễ dàng lắp đặt

Việc lắp đặt tấm lợp kim loại nhanh chóng và dễ dàng hơn các vật liệu lợp khác đặt biệt là trong các thiết kế đặc biệt như có đường cong lớn hay dạng sóng. Chúng có thể được lắp đặt trên khung mở, bề mặt rắn hay trên một tòa nhà đã thi công xong.

Vật liệu lợp thông thường hấp thụ năng lượng từ mặt trời. Tấm lợp kim loại phản xạ hầu hết các tia nắng mặt trời bao gồm cả các tia UV từ mặt trời. Hiện nay có nhiều loại tôn chống nóng, giúp cho ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ. Việc thi công lợp mái tôn chống nóng cũng chỉ khác một chút so với mái tôn thường.

Mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tuổi thọ của nó kéo dài hơn các vật liệu khác. Thêm vào đó, chi phí bảo trì gần như không đáng kể. Tấm lợp tôn cũng có giá rẻ nên được sử dụng rất nhiều. Nếu muốn tiết kiệm chi phí khi xây nhà quy mô lớn thì nên sử dụng mái tôn.

Tuy nhiên, thành phần của mái nhà được thiết kế có tính đến các yếu tố môi trường và tải trọng. Tấm lợp kim loại có thể bị lõm khi chịu lực tác động mạnh và có thể gây ra sự ồn ào. Tuy nhiên, nếu sử dụng vật liệu đệm đầy đủ bạn có thể hạn chế được những điều đó. Mặc dù có độ bền cao, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể xuất hiện các vết lõm, bạn có thể thay thế và sửa chữa rất dễ dàng. Hãy bịt các lỗ nhỏ hoặc vết nứt bằng tấm lợp xi măng.

2. Lưu ý những hạn chế còn tồn tại

Khi khuyên cách bạn lựa chọn sử dụng các sản phẩm mái tôn và thi công lợp mái tôn chúng tôi cũng đưa ra những hạn chế để các bạn cân nhắc có nên thi công mái tôn không.

  • Rỉ (nên phải đảm bảo mái tôn sạch sẽ để ngăn chặn sự ăn mòn): mái tôn chịu sự tác động của thời tiết thì dễ bị rỉ.
  • Tính dẫn nhiệt: nên phải đưa ra các phương pháp chống nóng hiệu quả và hiện nay đã có cách lợp mái tôn chống nóng hiệu quả.
  • Ảnh hưởng đến sóng điện thoại hay vô tuyến: việc này thời gian trước là cả một vấn đề nhưng giờ đây nó không còn đáng lo ngại nữa.
  • Không sang trọng như mái ngói, phù hợp với công trình nhà xưởng và các mẫu thiết kế nhà 1 tầng 3 phòng ngủ diện tích nhỏ và kiến trúc đơn giản.
  • Vì trọng lượng nhẹ nên dễ bị tốc mái khi có bão lớn.

Ứng dụng của các loại mái tôn trước khi thi công lợp mái tôn

Thành phần chính của Tole gồm có: kẽm mạ màu, nhôm kẽm mạ màu.

Chiều dày: 0.4mm, cho đến 0.6mm.

Tuỳ theo công năng của từng dự án mà chúng tôi khuyên bạn nên sự dụng tole cho phù hợp.

Tôn 5 sóng: Tole sử dụng cho mái, có chiều cao sóng khá lớn nên có khả năng chống tràn nước rất tốt. Cách lợp tôn sóng vuông cũng gần giống như tôn thường.

Hướng dẫn thi công lợp mái tôn 5 sóng vuông đơn giản​Hướng dẫn thi công lợp mái tôn 5 sóng vuông đơn giản​
Hướng dẫn thi công lợp mái tôn 5 sóng vuông đơn giản

Tôn sóng vuông 7 sóng: Tôn sử dụng cho vách ngăn nên có chiều cao sóng khá thấp.

Tôn 7 sóng vuông thường sử dụng làm vách ngăn nên chiều cao sóng tương đối thấp hơn so với tôn 5 sóng vuôngTôn 7 sóng vuông thường sử dụng làm vách ngăn nên chiều cao sóng tương đối thấp hơn so với tôn 5 sóng vuông
Tôn 7 sóng vuông thường sử dụng làm vách ngăn nên chiều cao sóng tương đối thấp hơn so với tôn 5 sóng vuông

​Tôn sóng vuông 9 sóng: Đặc điểm của sống này là có chiều cao sóng thấp, số lượng sóng nhiều nhất thường sử dụng cho vách nó mang đến tính thẩm mĩ cho bề mặt công trình. Khi thi công lợp mái tôn cần chú ý nhiều hơn đến loại tôn này vì nó phức tạp hơn.

Biện pháp thi công mái tôn 9 sóng vuông đúng kỹ thuật​Biện pháp thi công mái tôn 9 sóng vuông đúng kỹ thuật​
Biện pháp thi công mái tôn 9 sóng vuông đúng kỹ thuật

Tôn Kliplock: Tôn này sử dụng cho mái, không sử dụng vít, có chiều cao sóng lớn có tác dụng chống dột cực tốt

Tôn seamlock: Tôn sử dụng cho mái, không sử dụng vít, có chiều cao sóng lớn đến 84, chống dột nước mái tuyệt đối.

Tôn Seam lock là loại tôn mới trên thị trường nhưng cũng được ưa chuộng vì nó chống nước đọng mái rất tốt​Tôn Seam lock là loại tôn mới trên thị trường nhưng cũng được ưa chuộng vì nó chống nước đọng mái rất tốt​
Tôn Seam lock là loại tôn mới trên thị trường nhưng cũng được ưa chuộng vì nó chống nước đọng mái rất tốt

Tôn sáng: Tôn này thường sử dụng cho các công trình nó cũng dùng cho mái, vách. Mục đích lấy sáng tốt, có độ trong suốt cao, chịu nhiệt, chịu được áp lực có thể nhìn xuyên thấu.

Tôn lấy sáng là kiểu mái tôn trong suốt có thể nhìn xuyên thấuTôn lấy sáng là kiểu mái tôn trong suốt có thể nhìn xuyên thấu
Tôn lấy sáng là kiểu mái tôn trong suốt có thể nhìn xuyên thấu

Hướng dẫn thi công lợp mái tôn phải đúng kỹ thuật.

​Thi công mái tôn đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo chất lượng cho toàn bộ công trình lợp mái.

Khi kỹ thuật thi công mái tôn tốt thì việc sửa chữa do hư hỏng sẽ được giảm thiểu đáng kể

Nếu thi công mái tôn không đúng kỹ thuật thì độ thẩm mỹ sẽ giảm đáng kể; độ bền và tuổi thọ của công trình cũng sẽ bị ảnh hưởng tới; nếu làm mái tôn cho những mẫu nhà hiện đại; thì càng không được xảy ra sai sót vì thi công ở độ cao lớn rất nguy hiểm.

Việc thi công mái tôn đúng quy trình, chất lượng sẽ cho thấy độ uy tín của đơn vị nhận thầu

1. Cách đo lường

Hướng dẫn cách tính độ dốc mái tôn chính xác​Hướng dẫn cách tính độ dốc mái tôn chính xác​
Hướng dẫn cách tính độ dốc mái tôn chính xác

Trước khi bạn có thể bắt đầu lắp đặt tấm lợp cho mái nhà; bạn sẽ cần tiến hành đo đạc chính xác để đặt mua vật liệu.

Xác định độ dốc của mái nhà của bạn. Độ dốc được xác định bằng khoảng cách điểm cao nhất và điểm thấp nhất của mái nhà. Đây là bước rất quan trọng khi thi công lợp mái tôn; vì nó là tiền đề quyết định để chuẩn bị vật liệu; cũng như tính được khoảng cách xà gồ mái tôn phù hợp.

Hướng dẫn thi công lợp mái tôn bao gồm cả việc tính toán khoảng cách xà gồ và diện tích máiHướng dẫn thi công lợp mái tôn bao gồm cả việc tính toán khoảng cách xà gồ và diện tích mái
Hướng dẫn thi công lợp mái tôn bao gồm cả việc tính toán khoảng cách xà gồ và diện tích mái

​Mái dốc là mái có độ dốc <8%. Mái càng dốc (độ dốc lớn) thì thoát nước càng nhanh nhưng càng tốn vật liệu làm mái. Độ dốc của mái phụ thuộc vào chất liệu được sử dụng để làm mái.

Cách tính độ dốc mái tôn về cơ bản theo công thức chung I = H/L

Trong đó:

i : Là ký hiệu chỉ độ dốc

H : Là chiều cao mái

L : Là chiều dài mái

Sử dụng các yếu tố độ dốc để xác định diện tích mái nhà. Đo diện tích (chiều dài x chiều rộng) ngôi nhà của bạn trên mặt đất; sau đó nhân này bởi độ dốc (theo mẫu số thập phân). Công thức có độ dốc là: chiều dài x chiều rộng x độ dốc. Số liệu này sẽ cho bạn biết diện tích cần được bao phủ. Đối với việc thực hiện cách lợp mái tôn giả ngói bạn cũng tính như vậy.

Khi tính được diện tích mái thì sẽ dễ dàng để chuẩn bị vật liệu cần thiết và dự toán chính xácKhi tính được diện tích mái thì sẽ dễ dàng để chuẩn bị vật liệu cần thiết và dự toán chính xác
Khi tính được diện tích mái thì sẽ dễ dàng để chuẩn bị vật liệu cần thiết và dự toán chính xác

2. Chuẩn bị vật liệu và một vị trí làm việc

Dựa vào kết quả tính độ dốc và diện tích, bạn có thể dễ dàng tính được khối lượng tấm lợp cần mua; và những vật dụng đính kèm khác sát với công trình; để không bị chênh so với thực tế và kích thước tôn lợp mái nhà phù hợp.

Trước khi thi công lợp mái tôn lưu ý bạn sẽ cần một lượng lớn các đồ dùng khác như một cưa xoi ;hoặc một thiết bị cắt kim loại, một súng bắn ghim, một máy khoan và mũi khoan các loại; đinh đóng mái 1 ¼ inch, đinh vít lợp kim loại, vít gỗ tự hàn kín.

Để thực hiện lắp đặt của bạn một cách dễ dàng; điều quan trọng là phải có một khu vực làm việc thuận tiện. Bạn sẽ cần một thùng lớn chứa phế liệu ;(tấm lợp cũ hay các mảnh vụn) một nơi đặt các dụng cụ, giàn giáo; hoặc thang cần thiết cho việc lắp đặt của bạn.

Lưu trữ các vật dụng trong một khu vực thuận tiện nhất và được che chắn mưa nắng.

3. Tháo bỏ mái nhà cũ và sửa chữa các hư hỏng nếu là sửa nhà

Nếu các bạn muốn thay mái thì hãy bắt đầu từ điểm cao nhất; điểm xa nhất và tháo tất cả các tấm lợp cũ, các tấm ốp nóc; lỗ thông hơi, và các tấm bảo vệ. Bạn nên thay thế tất cả những thứ này bằng các tấm lợp kim loại mới. Với việc thi công lợp mái tôn trong trường hợp sửa mái, thay mái; cần phải loại bỏ những tạp nham của mái trước đó.

Đặt lại vị trí máng nước nếu bạn muốn

Với các vật liệu cũ được loại bỏ, xương trần của khung mái nhà hoặc ván ép sẽ lộ ra. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào về khung mái, lớp cách nhiệt, hệ thống thông gió; hãy sửa chữa lại ngay.

4. Lắp đặt, hướng dẫn thi công lợp mái tôn

Bước 1: Lắp đặt các viền bao quanh

Diềm mái và mái hắt là các dải kim loại được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vi của mái nhà. Hãy sử dụng đinh đóng mái 1 ¼ inch để cố định chúng vào mái nhà. Nên đặt chúng chồng lên các cạnh của máng nước (nếu có).

Bước 2: Lắp đặt các tấm lợp

​Hãy bắt đầu lắp đặt từ đỉnh cao nhất rồi đến mép mái. Giữ tấm lợp đầu tiên và đặt nó trên mái nhà để nó nhô mép ít nhất ¾ inch. Cách lợp tôn lạnh cũng tương tự như vậy.

Sử dụng đinh vít đầu có vòng đệm cao su tổng hợp để cố định chúng. Khoảng cách giữa các đinh vít khoảng 12 inch.

Tiếp tục lắp đặt các tấm lợp khác; hãy chắc chắn rằng các cạnh gối lên nhau ít nhất 1 inch; hoặc theo yêu cầu thiết kế với các tấm lợp liền kề. Tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ mái nhà được bao phủ. Nếu bạn cảm thấy cần sử dụng vật liệu bịt kín, đặt một hạt 100% silicone; hoặc keo silicone trước khi đặt tấm xuống và chắc chắn rằng hạt gần các cạnh của tấm dưới cùng. Điều này sẽ làm cho silicone để siết chặt về phía các cạnh; làm cho các tấm lợp được gắn chặt hơn.

Lắp đặt là bước quan trọng nhất khi thi công lợp mái tôn còn các bước khác chỉ là sự chuẩn bị về mọi mặt để hỗ trợ nên cần cẩn trọng và tỉ mỉ.

Bước 3: Lắp đặt các tấm khe che nối

Đây là vật liệu tương tự như mái hắt; ngoại trừ việc nó được đặt lên các khe trên mái nhà. Bạn nên sử dụng máng khe mái.

Tấm che khe nối có thể uốn cong thành hình chữ V để phù hợp với phần nóc nhà.

Tùy thuộc vào độ rộng máng khe nối bạn để sử dụng một hoặc hai hàng ốc vít.

Bước 4: Hoàn thành quá trình lắp đặt

Kiểm tra lại để tránh những sai sót trong quá trình lắp đặt xảy ra.

Dọn dẹp tất cả những mảnh lợp và đinh vít còn lại.

Những lưu ý khi thi công lắp đặt mái tôn

Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và khi đưa lên mái; tuyệt đối không kéo trượt tấm lợp tránh rủi ro làm rách bao nilon; (bọc những tấm lợp tiêu chuẩn có chiều dài không lớn) dẫn đến xước sơn; làm bẩn hoặc hỏng tấm lợp.

Chỉ tháo bỏ bao nilon sau khi tấm lợp đưa vào vị trí cần lợp trên mái.

Khi bắn vít lợp mái; thi công lợp mái tôn lưu ý kỹ thuật bắn vít vì phải sử dụng thường xuyên; bán vít múi dương, vuông góc với bề mặt tấm lợp; (sử dụng vít dài 6cm và vít dài 5cm với tấm tôn 11 sóng); với lực bắn vít vừa đủ, tránh làm hỏng bề mặt tôn tại vị trí bắn vít.

Khi bắn vít thưng tường: bắn vào múi âm; vuông góc với bề mặt tấm lợp (sử dụng vít dài 4cm).

Sử dụng xà gồ mái có độ dày tối thiểu 1,5mm, đối với mái nhà dân dụng; nên sử dụng thép hộp sơn màu trắng góp phần làm tăng tính thẩm mỹ của công trình.

Khi cắt tấm lợp bằng máy cắt tuyệt đối không để phôi sắt bắn lên mặt tôn làm cháy sơn dẫn đến gỉ mái tôn.

Khi thi thi công lợp mái tôn phải vệ sinh sạch sẽ mái lợp; nếu không các mạt sắt phát sinh khi bắn vít và các đồ phế thải khác (đinh, vít, rivê, vữa…); sẽ gây gỉ mái, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của mái tôn.

Tuyệt đối không dùng các dung dịch tẩy rửa các khả năng mài mòn hay các loại dung môi như ; dầu thông, xăng, dầu hỏa và các dung môi làm sạch sơn trên bề mạt tấm lợp tôn. .

Trường hợp không sử dụng lợp ngay, tấm lợp cần để nơi khô ráo; đặt cách xa nền nhà, không được bóc lớp nilon bên ngoài.

Xem thêm

Hình 2: Cố định thép móng bằng chân chó hoặc cục kê bê tông​

QUY TRÌNH THI CÔNG MÓNG BĂNG

Móng băng là gì? Móng băng là một loại móng được sử dụng phổ biến trong thi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0977.767.089

Contact Me on Zalo