Xuân Phương Cons | KINH NGHIỆM THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG TƯƠI
Trang chủ / KIẾN THỨC XÂY DỰNG / KINH NGHIỆM THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG TƯƠI
[SHOPEE]-giảm 10% tối đa 10K cho đơn hàng hợp lệ từ 50K trên ứng dụng Shopee

KINH NGHIỆM THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG TƯƠI

Các sai lầm phổ biến khi đổ bê tông tươi

Vì sự chủ quan của bản thân, không ít người bỏ qua bước tìm hiểu kinh nghiệm đổ bê tông tươi. Điều này đã dẫn đến rất nhiều lỗi kỹ thuật trong quá trình thi công bê tông tại khu vực xây dựng. Trong đó, những sai lầm phổ biến nhất làm chất lượng công trình suy giảm là:

  1. Đổ bể tông kém đặc chắc khiến cho độ bền công trình chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Sau đó, khu vực tường vách xuất hiện rất nhiều các vết nứt vô cùng nguy hiểm.
  2. Đổ bê tông bị phân tầng không đảm bảo an toàn công trình và gây mất thẩm mỹ. Các vết nứt làm cho căn nhà kém sang và kém bền.
  3. Đổ bê tông bị tách nước quá mức cho phép. Sai lầm này khiến cho sự liên kết giữa các phân tử bê tông và cốt thép trở nên rời rạc, không rắn chắc.
  4. Đổ bê tông sai kỹ thuật biến khu vực tường vách trở nên loang lỗ do các vết rỗ. Bên trên bề mặt tường hình thành nhiều vết gồ cực kỳ xấu xí.

Kinh nghiệm đổ bê tông tươi không bị nứt bền đẹp

Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến các sai lầm đáng tiếc là do người thi công thiếu kinh nghiệm đổ bê tông tươi. Cũng như không nắm rõ quy trình kỹ thuật đổ bê tông cho công trình xây dựng.

Nếu như bạn muốn khắc phục triệt để tình trạng vách tường bị nứt vỡ khi đổ bê tông tươi. Mọi người cần ghi nhớ cho mình bí quyết thi công bê tông trộn sẵn sau đây:

San phẳng lớp móng trước khi đổ bê tông tươi

Đây là công đoạn đầu tiên và cũng là công đoạn quan trọng nhất cho cả quá trình đổ bê tông về sau. Chỉ khi nào mọi người chuẩn bị tốt phần lớp móng, bề mặt bê tông mới có được độ phẳng mịn vượt trội.

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là hãy san phẳng lớp móng và đầm chặt khu vực thi công. Mọi người hãy tiến hành đổ lớp cát đệm dày khoảng 4 inch để có được bề mặt phẳng như ý. Bằng cách này, mọi người sẽ tạo ra được sự ma sát không đổi khi bê tông bắt đầu co ngót.

Làm cốt thép bằng lưới sợi thép dạng cuộn

Có rất nhiều chủng loại thép được sử dụng để làm cốt thép. Nhưng lựa chọn số 1 vẫn là loại cốt thép được làm bằng sợi thép dạng cuộn. Bởi sản phẩm cho khả năng chịu lực tốt và hỗ trợ tối đa quá trình co ngót sau khi đổ bê tông.
Điều quan trọng mọi người cần lưu ý là hãy giữ cho thanh cốt thép nằm ở nửa mặt trên so với lớp bê tông. Bạn có thể dùng thêm một số viên đá hoặc hòn gạch để cố định vị trí cốt thép khi đổ tường vách.

Cách ly hơi nước bằng lớp màng nhựa

Mục đích của việc cách ly hơi nước bằng lớp màng nhựa; là tránh tối đa hiện tượng bê tông khô không đều. Theo kinh nghiệm đổ bê tông tươi của nhiều người; đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vết nứt.

Tạo khe co giãn có độ rộng tiêu chuẩn

Tạo khe co giãn là bước quan trọng nhất khi đổ bê tông tươi tránh các vết nứt. Mọi người cần đặc biệt ghi nhớ là việc tạo khe co giãn cần phải có độ rộng tiêu chuẩn. Kích thước kỹ thuật của các khe rỗng phải đạt ít nhất từ 1/4 độ dày của bê tông. Các khe co giãn phải nằm cách nhau một khoảng tương ứng; từ 25 đến 30 lần so với độ dày bê tông được đổ.

Bảo vệ bê tông tươi sau khi đổ xong

Đây là bước làm cuối cùng quyết định đến 80% vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình. Do vậy mọi người cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ bê tông; trước sự ảnh hưởng của gió giật cấp mạnh. Hoặc ánh nắng mặt trời quá gay gắt. Chỉ có như vậy, công trình sau hoàn thiện mới sở hữu được vẻ đẹp hoàn mỹ không tỳ vết.

Xem thêm

Bố trí điểm ra thực địa trên máy toàn đạc nikon

MÁY TOÀN ĐẠC NIKON BỐ TRÍ ĐIỂM RA THỰC ĐỊA

Bố trí điểm ra thực địa trên máy toàn đạc Nikon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0977.767.089

Contact Me on Zalo