Xuân Phương Cons | KIỂM TRA LỰC ÉP CỌC BÊ TÔNG
Trang chủ / KIẾN THỨC XÂY DỰNG / KIỂM TRA LỰC ÉP CỌC BÊ TÔNG
[SHOPEE]-giảm 10% tối đa 10K cho đơn hàng hợp lệ từ 50K trên ứng dụng Shopee

KIỂM TRA LỰC ÉP CỌC BÊ TÔNG

Lực ép cọc BTCT 20×20, Thép 4Ø14, Mác 200
Sức chịu tải tính toán theo vật liệu của Cọc được tính theo công thức sau:
PVL = φ(RbFb + RsFs)
Trong đó:
φ = 0,975
Rb: Cường độ chịu nén của bê tông mác 200. Rb = 0,85kN/cm2
Fb: Diện tích cọc. Fb = 400cm2 (Diễn giải: 20cm x 20cm = 400cm2)
Rs: Cường độ tính toán của Thép CII. Rs = 28kN/cm2
Fs: Diện tích thép. Fs = 6,15cm2 (Diễn giải: 3,14 x 0,72 x 4 = 6,15cm2)
Pvật liệu = 0,975x(0,85×400+28×6,15) = 500kN = 50tấn (Cọc 20×20, Thép 4Ø14, Bê tông mác 200)
Pvật liệu = 0,975x(0,85×400+28×8) = 564kN = 56tấn (Cọc 20×20, Thép 4Ø16, Bê tông mác 200)
Để ép không gẫy cọc: Pvl ≥ 2Ptk
50(tấn) ≥ 2×20 = 40(tấn)
⇒ Chọn Ptk 20(tấn)
2Ptk  Pép   Pvl (Pép đầu cọc = k x Ptk; hệ số k >1; có thể lấy k = 1,5 – 2. Phụ thuộc vào loại đất và tiết diện cọc)
Ptk: Là giá trị để thiết kế, tính toán số lượng Cọc/Móng: Thỏa mãn điều kiện chịu tải theo TCVN.
Pép = (40-45)tấn (Lực ép trên đầu cọc 40 tấn- 45 tấn là đạt. Nếu ép >50 tấn sẽ bị vỡ cọc)
– Ép chất tải: Theo khối lượng Tải trọng chất lên Dàn máy: Bê tông = 2,5 tấn/m3; Sắt = 7,65 tấn/m3
– Ép neo: Theo Đồng hồ
Pép = (100 – 115)kg/cm= (1450 – 1667)psi = (10 – 11,5)Mpa = (100 – 115)bar = (100 – 115)atm
(Khi kim đồng hồ chỉ đến giá trị trên là Đạt)
Ví dụ: Trên đồng hồ chỉ 100kg/cm2 = 1450psi = 10Mpa = 100bar (Đồng hồ áp suất thủy lực)
Sử dụng Cọc 20x20cm
Vây ta lấy: 100 x 20 x 20 = 40.000kg = 40tấn

Lực ép trên đầu cọc = 40tấn

Lực ép thiết kế = 40/2 = 20tấn
(Để bố trí số lượng cọc trong 1 Móng cần Tính Tồng tải trọng truyền xuống Móng)

Cọc BTCT 25×25, Thép 4Ø16, Mác 200 
Sức chịu tải tính toán theo vật liệu Cọc được tính theo công thức sau:
PVL = φ(RbFb + RsFs)
Trong đó:
φ = 0,975
Rb: Cường độ chịu nén của bê tông mác 200. Rb = 0,85kN/cm2
Fb: Diện tích cọc. Fb = 625cm2 (Diễn giải: 25cm x 25cm = 625cm2)
Rs: Cường độ tính toán của Thép CII. Rs = 28kN/cm2
Fs: Diện tích thép. Fs = 8,04cm2 (Diễn giải: 3,14 x 0,82 x 4 = 8,04cm2)
Pvật liệu = 0,975x(0,85×625+28×8,04) = 737kN = 73,7tấn
Để ép không gẫy cọc: Pvl ≥ 2Ptk
73,7tấn ≥ 2×30 = 60tấn
⇒ Chọn Ptk = 30tấn
2Ptk ≤ Pép ≤ Pvl
Pép = (60-70)tấn (Lực ép trên đầu cọc 60tấn – 70tấn là đạt. Nếu ép >73tấn sẽ vỡ cọc)
– Ép chất tải: Theo khối lượng Tải trọng chất lên Dàn máy: Bê tông = 2,5 tấn/m3; Sắt = 7,65 tấn/m3
– Ép neo: Theo Đồng hồ
Pép = (100-112)kg/cm2 = (1450 – 1624)psi = (10 – 11,2)Mpa = (100 – 112)bar = (100 – 115)atm
(Khi kim đồng hồ chỉ đến giá trị trên là Đạt)
Ví dụ: Trên đồng hồ chỉ 100kg/cm2 = 1450psi = 10Mpa = 100bar (Đồng hồ áp suất thủy lực)
Sử dụng Cọc 25x25cm
Vây ta lấy: 100 x 25 x 25 = 62.500kg = 62tấn

Lực ép trên đầu cọc = 62tấn

Lực ép thiết kế = 62/2 = 31tấn (Lấy Ptk = 30tấn)
Cọc BTCT 30×30, Thép 418, Mác 250
Sức chịu tải tính toán theo vật liệu của cọc được tính theo công thức sau:
PVL = φ(RbFb + RsFs)
Pvật liệu = 0,975x(1,15×900+28×10,18) = 1287kN = 128,7tấn
Để ép không gẫy cọc: Pvl ≥ 2Ptk
128,7tấn ≥ 2×60 = 120tấn
⇒ Chọn Ptk = 55tấn
2Ptk ≤ Pép ≤ Pvl
Pép = (110-120)tấn (Lực ép trên đầu cọc 110tấn – 120tấn là đạt. Nếu ép >129tấn sẽ vỡ cọc)
Pép = (120-130)kg/cm2 = (1740 – 1900)psi = (12 – 13)Mpa = (120 – 130)bar = (120 – 130)atm
Cách tính: 125 x 30 x 30 = 112.000kg = 112tấn

Lực ép trên đầu cọc = 112tấn

Lực ép thiết kế = 112/2 = 56tấn (Lấy Ptk = 55tấn)
Bảng quy đổi các đơn vị áp suất sau đây:
1Mpa = 145psi = 10,2kg/cm2 = 10,2kgf/cm2
1Mpa = 0,01tấn/cm2
1kg/cm2 = 14,22psi

Xem thêm

Hình 2: Cố định thép móng bằng chân chó hoặc cục kê bê tông​

QUY TRÌNH THI CÔNG MÓNG BĂNG

Nội dungMóng băng là gì?Hướng dẫn quy trình thi công móng băng trong xây dựng bao gồm:Tổng quan: …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0977.767.089

Contact Me on Zalo